Google Webmaster Tool Là Gì?

Google Webmaster Tool là gì?

Google Webmaster Tool (Hay còn được gọi với cái tên là Google Search Console ) – một công cụ miễn phí từ Google mà bất cứ ai làm website đều phải sử dụng.

Bài viết này mình sẽ giới thiệu và hướng dẫn cho các bạn sơ qua về những tính năng cần thiết của Google Search Console cho người quản trị website.

Giao diện bảng điều khiển google webmaster tool.

Mọi số liệu quan trọng về theo dõi, báo lỗi, báo cáo hiệu suất, phân tích tìm kiếm website, khuyến nghị cải tiến cho website đều sẽ được hỗ trợ bởi các tính năng mạnh mẽ mà công cụ Google Webmaster Tool này mang lại.

Một vài tính năng quan trọng phải kể đến của Google Search Console như:

  • Hiểu rõ sitemap để tạo chỉ mục với Google.
  • Hiển thị dữ liệu và theo dõi lưu lượng tìm kiếm.
  • Phát hiện các lỗi trong việc lập chỉ mục.
  • Báo lỗi thu thập dữ liệu & cách xử lý.
  • Thống kê link trỏ về website bạn hoặc link nội bộ.

Hiện tại Google Search Console đã có phiên bản mới với giao diện hiện đại, bắt mắt hơn. Tuy nhiên nó vẫn hơi khó sử dụng so với phiên bản cũ và có khá nhiều tính năng quan trọng đang bị ẩn.

Tiếp theo, mình sẽ đi vào các tính năng cụ thể mà bạn cần làm với Google Search Console ngay khi tạo xong trang web.

Xác thực website với Google Search Console

Việc xác thực website với webmaster tool này nhằm mục đính chứng minh với Google rằng bạn là chủ sở hữu của website này. Có những cách chính sau đây để có thể xác thực:

  • Tải tệp HTML lên trang web của bạn.
  • Thêm thẻ meta vào trang chủ trang web của bạn. (Mình hay sử dụng cách này).
  • Sử dụng tài khoản Google Analytics của bạn.
  • Sử dụng tài khoản Trình quản lý thẻ của Google của bạn.

 >> Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt Google Webmaster Tool cho Website WordPress.

Thiết lập tên miền cho Google Webmaster Tool

Sau khi đã thêm và xác thực trang web của bạn thành công, bạn cần thiết lập “Cài đặt trang web” mà bạn mong muốn nó hiển thị hơn.

Nói dễ hiểu thì đây là bước để bạn khai báo với Google là bạn muốn site bạn được hiển thị webite với phiên bản .www hay là không có .www

Thiết lập tùy chọn cho tên miền

Thêm sitemap vào Search Console

Sitemap được xem như là một bản đồ của website, bao gồm nội dung, hình ảnh và các siêu dữ liệu,…

Sitemap sẽ giúp cho Google có thể thu thập các thông tin quan trọng về website của bạn, biết được trang web của bạn có bố cục như thế nào, có nội dung gì, hình ảnh gì, mức độ cập nhật bài viết ra sao,….

Như vậy, thêm sitemap trang web vào Google Search Console là công việc tất yếu nếu bạn muốn Google hiểu rõ website của bạn nhanh & chính xác hơn.

 >> Xem thêm: Cách tạo sitemap cho website wordpress.

Để thêm sitemap cho website của bạn, bạn vào phần “Thu thập dữ liệu”, chọn “Sơ đồ trang web”.

Tại đây bạn click vào “Thêm/Kiểm tra sơ đồ trang web” để thêm sitemap cho web của bạn.

Thêm sitemap cho website wordpress

Tính năng index nhanh: Tìm nạp như Google

Đây là tính năng mà bạn có thể sử dụng sau khi bạn xuất bản ra bài viết mới, hoặc thay đổi nội dung của một bài viết cũ.

Google sẽ lập chỉ mục để bài viết (Hoặc bất cứ URL nào đó) trong wesbite của bạn được xuất hiện lên trang kết quả tìm kiếm nhanh nhất có thể.

 * Chú ý:
  • Bạn không làm bước này cũng không sao, vì Google sẽ luôn luôn tự động cập nhật thu thập dữ liệu website của bạn và index nó lên kết quả tìm kiếm.
  • Còn nếu bạn làm bước này đồng nghĩa với việc bạn mong muốn Google tiến hành index trang web của bạn càng sớm càng tốt.

Để thực hiện, bạn vào mục Thu thập dữ liệu => Tìm nạp như Google, sau đó bạn chèn đuôi của link bài viết của bạn rồi nhấn Tìm nạp hoặc tìm nạp và hiển thị.

Tính năng Giúp google index nhanh bài viết của webmaster tool.

Sau khi Tìm nạp xong, bạn có thể yêu cầu Google index đường link đó của bạn sớm nhất có thể bằng cách nhấn vào Yêu cầu lập chỉ mục. Bài viết của bạn sẽ được google index rất nhanh chóng, có thể sau 1 vài phút.

Lúc yêu cầu Google index, bạn cũng có thể chọn yêu cầu index mỗi URL đang xét tới hoặc cả những URL xuất hiện trong trang mà bạn yêu cầu:

Yêu cầu lập chỉ mục

Bạn chọn xong nhấn Gửi là ok, Google sẽ gửi những con bot vào trang web của bạn để tiến hành lập chỉ mục, thường là rất nhanh.

Thu thập thông tin dữ liệu và phát hiện lỗi.

Bạn hãy vào Số liệu thống kê thu thập dữ liệu, ở đây bạn sẽ thấy được những biểu đồ thống kê lưu lượng thông tin thu thập được của những con bot từ Google về website của bạn trong 90 ngày gần nhất:

Số liệu thống kê dữ liệu của google webmaster tool.

Trong này có 3 biểu đồ:

  • Số trang được thu thập dữ liệu mỗi ngày: Là số trang mà những con bot của Google đi vào trang web của bạn mỗi ngày
  • Số kilobyte được tải xuống mỗi ngày: Là số kilobytes mà những con bot của Google đã tải trang web của bạn khi thu thập thông tin
  • Thời gian để tải xuống một trang (tính bằng mili giây): Được tính bằng mili giây, đây là số thời gian mà những con bot Google đã truy cập vào thu thập thông tin trang web của bạn.

Ngoài ra bạn có thể vào phần Lỗi thu thập dữ liệu để có thể phát hiện ra các lỗi được thống kê về vấn đề thu thập thông tin, DNS, lỗi máy chủ kết nối, lỗi robots.txt.

Lỗi thu thập dữ liệu google webmaster tool

Tính năng Thống kê tìm kiếm từ Google.

Tại mục này, google webmaster tool sẽ cho bạn biết được:

  • Người dùng đã tìm kiếm những từ khóa gì để vào website của bạn
  • Website của bạn được hiển thị ở kết quả tìm kiếm tương ứng với mỗi từ khóa bao nhiều lần
  • Website của bạn xuất hiện trung bình ở vị trí thứ bao nhiêu khi có người tìm kiếm và click vào website.
  • Tỉ lệ CTR click vào website của bạn.
  • Người dùng truy cập vào website của bạn từ thiết bị gì?

Bạn có thể chọn khoảng thơi gian bất kỳ để xem các kết quả trên nhưng không quá 3 tháng.

Phân tích tìm kiếm của google webmaster tool.

Ngoài ra, còn nhiều tính năng hay và hữu ích nữa cho bạn trong việc quản trị website của mình.

Lời kết

Như vậy sau bài viết này bạn đã có thể hiểu thêm được một số thứ căn bản để bắt đầu sử dụng Google Search Console – 1 công cụ quản trị website siêu mạnh mẽ của Google. Nếu bạn đã có website, hãy sẵn sàng ngay để làm các công việc đơn giản như:

  • Xác thực website với Google Search Console.
  • Tạo sitemap.
  • Add Sitemap vào Google Search Console.
  • Lập chỉ mục với Google.
  • …….

Sau này website bạn có lượt truy cập hàng ngày thì bắt đầu tìm hiểu các tính năng khác.

Chúc các bạn thành công!

No Responses

Leave a Reply